Coolmate - Thương hiệu thời trang Việt - gọi vốn thành công 6 triệu USD

"Coolmate mở đường cho ngành thời trang Việt hiện diện trên bản đồ quốc tế."

4 min read

👕 Coolmate: Startup thời trang nam, ứng dụng mô hình D2C (bán sản phẩm trực tiếp qua kênh trực tuyến), nhằm giảm chi phí phân phối trong bán lẻ truyền thống, mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm hơn cho khách hàng.

  • Được thành lập năm 2019 bởi CEO Phạm Chí Nhu, CMO Nguyễn Hoài Xuân Lan, và CTO Nguyễn Văn Hiệp, những nhà sáng lập trẻ tài năng, hiểu tâm lý người dùng Việt và có khát vọng vươn ra toàn cầu.

🌟 Ưu điểm sản phẩm của Coolmate:

  • Giá thành hợp lý nhờ áp dụng mô hình D2C (bán qua website và các sàn thương mại điện tử).

  • Thiết kế theo phong cách tối giản nên các sản phẩm Coolmate mang tính đa dụng, dễ phối hợp.

  • Các sản phẩm có tính năng cao, từ vải mềm, thấm hút đến khả năng kháng khuẩn…đáp ứng xu hướng tiêu dùng bền vững.

  • Chính sách dịch vụ sau bán vượt trội: người mua có thể đổi trả hàng trong 60 ngày không cần lý do.

  • Sản phẩm có sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường như cotton hữu cơ và sợi tái chế.

  • Coolmate hợp tác với các nhà máy may mặc giàu kinh nghiệm, hàng đầu Việt Nam để đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, phù hợp với người Việt.

🏦 Nhà đầu tư: Vòng gọi vốn Series B (6 triệu USD) được dẫn đầu bởi quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India (Singapore), cùng sự tham gia của Kairous Capital (Malaysia).

  • Vertex Ventures SEA & India: ưu tiên đầu tư vào các startup tăng trưởng cao tại Đông Nam Á và Ấn Độ. Quỹ đã đầu tư vào Grab, Nium, FirstCry và PatSnap.

  • Kairous Capital tập trung vào các startup công nghệ và tiêu dùng tại châu Á, như iPayLinks, Mercular, Pulsifi, PrimeKeeper.

💰Lợi ích vốn đầu tư: giúp Coolmate tiếp tục đổi mới sản phẩm và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong 2 năm tiếp theo.

🚀Kế hoạch tương lai của Coolmate:

  • Tiếp cận thị trường Đông Nam Á qua nhà phân phối để đẩy mạnh bán hàng đa kênh (online và offline).

  • Tiếp cận thị trường Mỹ qua Amazon.

  • IPO vào năm 2026.

🧐 Thông tin bổ sung hữu ích:

🌻Tiềm năng thị trường theo Statista:

  • Thị trường thời trang may mặc ở Việt Nam dự kiến ​​​​sẽ tạo ra doanh thu 6,71 tỷ USD vào năm 2024.

  • Thị trường này dự kiến ​​​​sẽ tăng trưởng hàng năm 3,63% (CAGR 2024-2029).

  • Phân khúc lớn nhất tại thị trường này là thời trang nữ.

🤵Các chức danh “C-level” (vị trí cấp cao) trong công ty: CEO (Chief Executive Officer - Giám đốc điều hành), CMO (Chief Marketing Officer - Giám đốc marketing), CTO (Chief Technology Officer - Giám đốc công nghệ), CFO (Chief Finance Officer - Giám đốc tài chính), COO (Chief Operation Officer - Giám đốc vận hành). Ngoài ra, còn có đa dạng các C-level khác: CLO, CPO, CDO, CRO, CGO, CCO, CSO…

➡️Các mô hình kinh doanh phổ biến:

  • B2C (Business to Customer): tệp khách hàng của công ty là người tiêu dùng cá nhân (ví dụ: Nike, Apple...).

  • B2B (Business to Business): tệp khách hàng của công ty là các doanh nghiệp (ví dụ: công ty công nghệ giáo dục OOOLAB).

  • B2B2C (Business to Business to Customer): hai doanh nghiệp hợp tác để cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho người tiêu dùng (ví dụ: các nền tảng thương mại trung gian Shopee, Tiki, Lazada…).

  • C2C (Customer to Customer): hình thức mua bán giữa 2 cá nhân (ví dụ: trang Chợ Tốt).

  • D2C (Direct to Customer): cung cấp sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay khách hàng, bỏ qua các nhà phân phối ở giữa (ví dụ: Coolmate).

📈IPO (Initial Public Offering): hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán của một công ty với mục đích huy động vốn từ các nhà đầu tư. Công ty sau khi IPO sẽ được gọi là một công ty đại chúng.